Senegal dành vé dự World Cup 2018: Sự trở lại của những chú sư tử Teranga

Khác hẳn với Bờ Biển Ngà, Ghana hay Nigieria đã tham dự tới 3,4 kỳ World Cup liên tiếp thì Senegal đã phải chờ đợi mòn mỏi tới 16 năm mới được tận hưởng cảm giác lần thứ 2 được tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Dù được xem là một trong những đội bóng có tiềm lực của khu vực nhưng đó là chuyện của những hơn 10 năm về trước. Thế nên, dễ hiểu vì sao khi Senegal đã vắng bóng ở 3 kỳ World Cup liên tiếp 2006, 2010 và 2014. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây bóng đá Senegal bắt đầu cho thấy dấu hiệu chuyển mình tích cực. Bằng chứng là ở kỳ vòng loại lần này, họ đã xuất sắc dành một vị trí trong chuyến tàu tới nước Nga mùa hè sang năm. Một sự chờ đợi và hơn hết là một sự trở lại đầy mạnh mẽ của Những chú sư tử Teranga.

Từ thăng hoa đến thụt lùi

Ở những năm đầu thế kỷ 21 đó, bóng đá Senegal trình làng những cái tên cực kỳ chất lượng như El-Hadji Diouf, Salif Diao, Papa Bouba Diop… Đây là những cá nhân nổi bật nhất làm nên thành công cho đội bóng này ở khoảng thời gian đó. Cả 3 cầu thủ trên đều đã khẳng định được tên tuổi trong một thời gian dài chinh chiến lâu năm ở các giải đấu hàng đầu châu Âu, đặc biệt là ngoại hạng Anh. Những ai theo giải đấu hấp dẫn hành tinh này đều không có gì lạ với El-Hadji Diouf khi anh từng 2 mùa bóng khoác áo Liverpool, 4 mùa đầu quân cho Bolton, 3 mùa cho Blackburn, xen kẽ đó là những Sunderland hay Leeds. Papa Diop thì có 7 mùa bóng chơi bóng cho Fulham và Portsmouth. Còn Salif Diao thì chắc chắn đã nhẵn mặt với người hâm mộ khi có thời gian dài đá cho Stoke. Bên cạnh đó là chân sút mới nổi nhưng cũng rất lợi hại là Henri Camara thuộc biên chế của CLB Sedan. Chừng đó để thấy chất lượng đội hình của Senegal thuở đó mạnh đến nhường nào.

Với đội hình này, Senegal từng hạ nhà ĐKVĐ Thế giới thuở đó là Pháp ở trận mở màn của vòng bảng

Trước thềm tham dự vòng chung kết World Cup 2002, đội tuyển Senegal đã được thử lửa ở khu vực với CAN Cup. Vượt qua mọi đối thủ Senegal đã lọt vào trận chung kết và chỉ chịu thua ở loạt penalty đầy may rủi trước Cameroon. Chừng đó đủ để thấy sức mạnh của Những chú sư tử Teranga như thế nào.

Tới tham dự vòng chung kết World Cup lần đầu tiên, Senegal đã khiến tất cả phải e ngại bởi lối chơi máu lửa, hoang dại, nhưng cực kỳ chắc chắn. Thứ bóng đá đầy tốc độ với hạt nhân là bộ ba Diouf, Diop và Camara. Nằm chung bảng đấu với sự góp mặt của các đối thủ mạnh như Đan Mạch, Uruguay, Pháp tuy nhiên ở trận đấu ra quân. Senagal xuất sắc đánh bại ĐKVĐ thế giới hồi đó là tuyển Pháp với tỉ số 1-0. Ở hai trận đấu tiếp theo, Senegal tiếp tục cầm hòa Đan Mạch và Uruguay của Recoba qua đó dành vị trí nhì bảng A. Ở vòng 1/16 trên sân Ôita, Senegal dù bị Thụy Điển dẫn trước nhưng đã kịp gỡ hòa và đi tiếp trong thời gian đá hiệp phụ. Hai bàn thắng mà Senegal ghi được đều do công của Henri Camara. Tại tứ kết, quá đáng tiếc cho Camara cùng đồng đội khi dù chiến đấu rất ngoan cường nhưng Senegal đành phải dừng bước ở đây sau khi để thua Thổ Nhĩ Kỳ ở phút bù giờ cuối cùng. Tuy kết thúc World Cup ở tứ kết nhưng đây có thể xem là một sự thành công ngoài mong đợi dành cho Senegal.

Tưởng chừng như sau năm 2002 thi đấu đầy thành công sẽ là bước đệm để giúp Senegal bay cao ở những giải đấu sau này. Tuy nhiên, cũng kể từ đó bóng đá của đất nước Tây Phi này bắt đầu đi xuống về thành tích ở mọi đấu trường họ tham dự. Senegal đã không thể duy trì được sự ổn định liên tục trong đội hình. Bằng chứng là tại CAN 2004 dừng chân ở tứ kết, CAN 2006 xếp hạng tư, CAN 2008 là vòng bảng và đỉnh điểm là CAN 2010 ở Algieri là họ không vượt qua được vòng loại. Sau World Cup 2002 thì 3 kỳ World Cup tiếp theo là 2006, 2010, 2014 thì Senegal đều không vượt qua được vòng loại. Một sự thụt lùi hết sức đáng e ngại dành cho đội tuyển nước này.

Đi tìm nguyên nhân

Sự đi xuống về mặt thành tích bóng đá Senegal đã khiến rất nhiều các nhà làm bóng đá nước này đau đầu. Sự thất thoát về mặt tài năng khi rất nhiều ngôi sao chọn các đội tuyển mạnh châu Âu để khoác áo, đây là điều không làm mấy gì lạ và nó cũng không hề sai với quy định của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), mà hơn hết nó còn phù hợp với cuộc sống ở xã hội hiện tại. Có rất nhiều cái tên chúng ta có thể kể ra như: Patrice Evra, cựu hậu vệ MU sinh tại Dakar (Senegal). Cha anh là người Guinea, mẹ anh là người Cape Verdean nhưng cuối cùng anh khoác áo đội tuyển Pháp thay vì đội bóng quê nhà. Hậu vệ đang thi đấu cho Manchester City cũng gốc gác Senegal nhưng cũng chọn tuyển Pháp giống đồng đội Evra. Cái tên mới nổi trong vài năm trở lại đây là Leroy Sane là con trai của cựu tuyển thủ Senegal, Souleymane Sane nhưng việc thi đấu nhiều năm ở môi trường bóng đá đỉnh cao châu Âu nên không lạ gì khi anh chọn chơi cho ĐT Đức. Trung vệ Mamadou Sakho từng có thời gian thi đấu cho PSG, Liverpool cũng thuộc Senegal nhưng lại chọn bến đỗ là ĐT Pháp. Còn nhiều và rất nhiều cái tên tiếng tăm khác.

Evra, Sane hay Sagna đều chọn các đội tuyển mạnh ở châu Âu để khoác áo

Bên cạnh đó những xung đột mạnh mẽ về chính trí đã ít nhiều tác động tới sự phát triển của bóng đá các nước châu Phi, trong đó có cả Senegal. Sự thỏa mãn về mặt thành tích sau những năm thi đấu đầy thành công đã khiến các nhà làm bóng đá Senegal cảm thấy tự hài lòng và đã không duy trì được sự ổn định cho đội tuyển.

Một trong những khuyết điểm của bóng đá nước này đó là khâu tổ chức đang ngày càng có vấn đề, sự điều hành của giới quản lý thì đang rất bất cập. Chưa kể tinh thần kỷ luật của các cầu thủ đang có trục trặc không hề nhỏ. Chính vì đi xuống nặng nề về mọi mặt đã khiến rất nhiều cầu thủ từ bỏ đội tuyển quê hương để khoác áo đội tuyển khác mạnh hơn, chất lượng hơn. Chẳng thế mà Tieucara Coulibaly, một cầu thủ trẻ Senegal hiện đang tập luyện tại học viện bóng đá Saint Denis ở Pháp cũng khẳng định mình không muốn quay lại quê nhà.

Nhưng chừng đó lý do thôi đủ để thấy sự đi xuống của nền bóng đá Senegal trong thời gian trước đây.

Đến sự trở lại hết sức mạnh mẽ

Tuy nhiên, cũng kể từ đó các nhà làm bóng đá Senegal bắt đầu xây dựng lại nền bóng đá của nước này. Bắt đầu là từ đào tạo trẻ. Với sự ảnh hưởng rộng lớn của học viện bóng đá trẻ JMG ở rất nhiều nước châu Phi. Từ JMG của Bờ Biển Ngà, JMG Madagascar, JMG Mali, JMG Algieri đến Ai Cập, Ma Rốc hay Ghana. Sự thành công của các học viên đào tạo trẻ này trong việc đào tạo các “ngôi sao đen” đã thúc đẩy Senegal cũng xây dựng nên học viện bóng đá của riêng mình. Academie Generation Foot (AGF) của bóng đá Senegal được xây dựng và phát triển lại dựa trên cơ sở cũ. Với sự đầu tư kỹ lưỡng về mặt mọi mặt, mời các chuyên gia bóng đá châu Âu về để giảng dạy. Các giảng viên ở học viện được đưa đi đào tạo và học hỏi ở các mô hình chất lượng để trau dồi thêm kiến thức. Liên kết với các câu lạc bộ nước ngoài như Metz đang chơi ở Ligue 1 của Pháp để đưa các cầu thủ trẻ xuất ngoại. Chưa kể, các lò đào trẻ của các CLB bản địa cũng ngày một chú trọng vào phương án đạo tạo này.

Các cầu thủ trẻ được ăn tập đúng chuẩn chế độ theo mô hình của CLB Metz (Pháp)

Chính cách làm bóng đá khoa học như vậy đã thúc đẩy bóng đá của Senegal phát triển. Giải vô địch quốc gia Senegal League Ligue 1 trở thành một trong những giải đấu chất lượng nhất của châu Phi. Tính cạnh tranh của giải đấu này ngày một tăng giúp bóng đá Senegal ngày một phát triển.

Thành quả bắt đầu “đơm hoa quả ngọt”, Senegal bắt đầu cho ra đời nhiều cầu thủ chất lượng đang chinh chiến ở các giải đấu hàng đầu châu Âu như Anh và Pháp. Một vài cái tên đáng kể nhất như Saido Mane (Liverpool), Cheikhou Kouyate, Diafra Sakho (West Ham), Idrissa Gueye (Everton), Kalidou Koulibaly (Napoli) hay Niang (AC Milan). Trong đó Mane và Koulibaly là hai tài năng trẻ được Metz và St. Die phát hiện và đưa đi đào tạo khi còn nhỏ. Hiện tại cả Mane và Koulibaly đều là hai cầu thủ không thể thiếu được ở mỗi đội bóng của họ. Mane đang là đầu tàu trên mặt trận tấn công của Liverpool. Còn Koulibaly là mắt xích không thể thiếu trong hệ thống phòng ngự của Napoli.

Cheikhou Kouyate được phát triển bởi Yeggo một CLB từng chơi bóng lâu năm ở giải vô địch quốc gia Senegal trước khi được RWDM Brussels (Bỉ) mua về. Hiện tại Kouyate đang là trụ cột của West Ham trong suốt 4 mùa giải qua. Mùa bóng năm nay, Kouyate đã thi đấu 13/15 trận đấu từ mùa trong màu áo West Ham. Ghi được 2 bàn thắng trong đó có pha gỡ hòa 1-1 rất quan trọng trước Leicester City cách đây 2 vòng đấu. Cái tên khác là Diafra Sakho, được đào tạo rất bài bản trong màu áo CLB hàng đầu của Senegal là Generation F trước khi được chuyển nhượng sang cho Metz và hiện tiền đạo 27 tuổi này đang đầu quân cho West Ham giống Kouyate.

Thi đấu chói sáng trong màu áo Diambars, Gueye lọt vào mắt xanh của các tuyển trạch viên Lille. Anh được Lille đưa về và có 6 năm chơi bóng ở đây trước khi chuyển sang Aston Villa và hiện tại là Everton. Tại Goodison Park, nhờ khả năng phòng ngự từ xa cực tốt giúp tiền vệ 28 tuổi này đã chiếm lĩnh một vị trí chính thức trong đội hình Everton suốt hai mùa giải qua.

Senegal bây giờ đang tái hiện lại hình ảnh của một đội bóng mạnh và bản lĩnh giống như các bậc tiền bối ở thời kỳ trước

Trong đội hình hiện tại của Senegal, dù có rất nhiều cầu thủ trưởng thành từ hệ thống đào tạo của các câu lạc bộ trong nước. Nhưng cũng có rất nhiều cầu thủ từ nhỏ đã gia nhập các lò đào tạo của các câu lạc bộ nước ngoài. Điển hình như Niang chân sút đang chơi bóng cho Torino của Serie A từng có nhiều năm ăn tập ở lò đào tạo của CLB Caen (Pháp). Và một cái tên nổi bật nhất hiện tại không thể bỏ qua đó là Balde Keita. Tiền đạo đang khoác áo AS Monaco này từng là cái tên đình đám trong thế hệ cầu thủ trẻ của lò đạo tạo trứ danh La Masia của Barcelona. Sau đó anh được Barcelona bán cho Lazio và có mùa giải 2016-2017 cự kỳ bùng nổ với 16 bàn thắng sau 31 đấu, góp phần giúp Lazio cán đích ở vị trí thứ 5 và dành một suất dự Europa League mùa bóng năm nay. Với sự xuất sắc như vậy AS Monaco đã không ngần ngại chi ra 30 triệu euro để mang thủ này về. Trong 30 cái tên được đề cử cho cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi vừa qua thì Balde Keita được nằm trong một số đó, dù anh mới chỉ 21 tuổi.

Với những con người được đào tạo bài bản, Senegal mang trong mình đến với vòng loại World Cup 2018 dàn cầu thủ rất chất lượng. Không chỉ yếu tốt chất lượng ở mỗi cá nhân mà Senegal cũng cho thấy lối chơi của họ cực kỳ khoa học và chặt chẽ. Xuất sắc dành ngôi vị số 1 ở bảng D với thành tích không thua. Senegal hiên ngang hướng đến World Cup 2018 sau rất nhiều năm chờ đợi.

Sau đợt bốc thăm vòng chung kết World Cup 2018, rơi vào bảng đấu với những cái tên rất mạnh như Ba Lan, Colombia hay Nhật Bản. Dẫu biết rằng sẽ nhiều thử thách chờ đón họ nhưng phải công nhận rằng Senegal đã trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Một kỳ World Cup đáng xem, đang chờ đợi dành cho những người yêu mến Những chú sư tử Teranga.

Thư Hoàn

Related posts